Lai suat the tin dung: cach tinh va meo tranh bi tinh lai hieu qua
- cardtopvn
- 22 thg 11, 2022
- 8 phút đọc
Lãi suất thẻ tín dụng sẽ tùy thuộc vào ngân hàng bạn đăng ký để tính phí. Và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể trong từng giai đoạn. Tuy vậy do bản chất chung của thẻ tín dụng là một hình thức “vay nợ” nên chúng ta cũng cần lưu ý một số điểm để tránh bị tính lãi cao.
Để hiểu rõ hơn về điều này thì hãy cùng Topcard.vn tìm hiểu bài viết dưới đây.
Lãi suất thẻ tín dụng là gì?
Lãi suất thẻ tín dụng là số tiền chủ thẻ cần phải trả cho phía ngân hàng khi bạn rút tiền mặt hoặc không thanh toán số tiền nợ tín dụng đúng hạn theo định kỳ sao kê. Về phần trăm lãi suất sẽ tùy thuộc vào hạn mức vay cũng như các quy định của ngân hàng bạn đăng ký thẻ tín dụng.
Các loại lãi suất thẻ tín dụng
Tìm hiểu về các loại lãi suất thẻ tín dụng
Lãi suất chung
Nhìn chung thẻ tín dụng là một hình thức cho vay tiêu dùng trước và trả tiền sau. Do đó, lãi suất của nó cũng sẽ giống như bạn vay lãi thông thường.
Lãi suất rút tiền
Khi bạn thực hiện các giao dịch rút tiền mặt trực tiếp từ thẻ tín dụng thì hầu như các ngân hàng sẽ trừ tiền của bạn. Tùy thuộc vào qy định của mỗi ngân hàng mà lãi suất có thể dao động trong khoảng từ 3-5% số tiền giao dịch.
Lãi trả chậm thẻ tín dụng
Khi đến thời gian đáo hạn cần phải trả số nợ đã chi tiêu trước đó mà bạn không thanh toán kịp thời thì sẽ bị tính lãi. Tuy nhiên nếu bạn đã thanh toán dư nợ tối thiểu trở lên thì sẽ không bị áp dụng tính phí. Số phí bạn cần trả nếu trễ hạn khoảng từ 4-6% số nợ dư tối thiểu.
Lãi suất thẻ tín dụng phát sinh khi nào?
Trong một số trường hợp lãi suất thẻ tín dụng sẽ phát sinh. Cụ thể như sau:
Khi không trả dư nợ tối thiểu đúng hạn: Đây là khoản tiền bạn bị phạt vì không thanh toán nợ đúng hạn. Mức phí này sẽ dao động từ 4-6% tùy thuộc mỗi ngân hàng.
Không thanh toán toàn bộ dư nợ trong thời gian miễn lãi 45 ngày: Khi chủ thẻ không thực hiện trả toàn bộ số dư nợ thì ngân hàng sẽ tính lãi trên tổng số tiền đã sử dụng. Lãi suất này sẽ khá cao dao động lên tới 20%.
Bên cạnh đó khi bạn thực hiện rút tiền mặt trực tiếp hoặc quy đổi sang ngoại tế quốc tế thì cũng bị phát sinh lãi suất thẻ.
Hướng dẫn cách tính lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng đúng nhất
Để chi tiêu hợp lý và không bị tính thêm phí lãi suất thẻ tín dụng trong quá trình giao dịch thì bạn nên lưu ý một số cách tính lãi dưới đây.
Tính lãi suất thẻ tín dung khi rút tiền mặt tại ATM hoặc ứng tiền mặt tại máy POS
Khi bạn tiến hành rút tiền mặt tại các cây ATM/POS thì hệ thống ngân hàng sẽ tính phí sau khi giao dịch kết thúc.
Ví dụ
Ngày 1/5 bạn ra cây ATM và rút 3 triệu đồng và chu kỳ thanh toán là 20% từ ngày 1/5 đến 15/6 với phí rút là 3%. Sau đó đến ngày 20/6 bạn tiến hành thanh toán 3 triệu (không phát sinh thêm chi phí nào khác) thì tổng số tiền bạn cần trả là:
Phí rút tiền mặt: 3 triệu x 3% = 90.000 VNĐ
Tiền lãi suất từ ngày 1/5 đến ngày 20/6 là: 3 triệu x 20% /365 x 50 ngày = 82.192 VNĐ.
Tổng số tiền bạn cần phải trả khi rút tiền mặt tại ATM là: 90.000 + 82.192 = 172.192 VNĐ.
Tính lãi suất khi giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ
Đối với lãi suất khi bạn thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa và dịch vụ thì sẽ có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1
Khi đến thời gian thanh toán theo chu kỳ và chủ thẻ đã trả đầy đủ số tiền (bao gồm các dư nợ cũng như các chi phí rút tiền, thanh toán dịch vụ,…) thì ngân hàng sẽ không thu lãi của bạn.
Ví dụ: Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng được miễn lãi 45 ngày. Thời gian thanh toán là từ 30/5-30/6, ngày thanh toán là 15/7, lãi suất 20%/năm. Và không có không hề có dư nợ nào và chỉ thực hiện các chi tiêu như:
Ngày 8/6 thanh toán mua hàng tại Big C 3 triệu.
Ngày 15/6 thanh toán tiền hóa đơn 2 triệu.
Ngày 10/7 trả ngân hàng tổng 5 triệu.
Như vậy bạn hoàn thành thanh toán và không bị tính lãi suất nào cả.
Trường hợp 2
Khi đến thời hạn thanh toán bạn trả ít nhất bằng khoản thanh toán tối thiểu thì ngân hàng sẽ tính lãi kể từ ngày giao dịch cập nhật vào hệ thống. Phần nợ còn lại sẽ tiếp tục bị tính lãi và được sao kê theo chu kỳ tiếp theo.
Ví dụ: Tương tự như ở trên bạn thực hiện các giao dịch:
Ngày 8/6 thanh toán mua hàng tại Big C 3 triệu. Dư nợ 1 là 3 triệu.
Ngày 15/6 thanh toán tiền hóa đơn 2 triệu. Dư nợ 2 là 5 triệu
Ngày 30/7 trả ngân hàng 3 triệu. Dư nợ 3 (số nợ còn lại) là 2 triệu.
Trong trường hợp này bạn đã thanh toán đủ số dư tối thiểu và dư nợ tại thời điểm ngày 15/6 vẫn còn 2 triệu thì số tiền lãi sẽ bị tính gồm: Ở trên bạn đã thực hiện thanh toán đủ số nợ tối thiểu và số dư còn lại đến ngày 15/7 còn 2 triệu thì lãi sẽ được tính như sau:
Số dư nợ 1 từ ngày 8/6 đến 14/6: Tiền lãi = 3 triệu x 20%/365 x 7 ngày = 11.507 VNĐ.
Số dư nợ 2 từ ngày 15/6 đến 29/6: Tiền lãi = 5 triệu x 20%/365 x 15 ngày = 41.096 VNĐ.
Số dư nợ 3 từ ngày 1/7 đến 15/7: Tiền lãi = 2 triệu x 20%/365 x 15 ngày = 16.438 VNĐ.
Do đó tổng số tiền lãi bạn cần trả là:
11.507 + 41.096 + 16.438 = 69.041 VNĐ
Số tiền nợ 2 triệu còn lại vẫn bị tính lãi vào chu kỳ tiếp theo.
Tính lãi suất trong trường hợp không thanh toán khoản thanh toán tối thiểu
Nếu bạn không thanh toán khoản vay tối thiểu đúng hạn thì bạn sẽ bị tính lãi cả chậm hạn và lãi suất chậm.
Ví dụ
Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng được miễn lãi 45 ngày. Thời gian thanh toán là từ 30/5-30/6, ngày thanh toán là 15/7, lãi suất 20%/năm. Và không có không hề có dư nợ nào và chỉ thực hiện các chi tiêu như: Phí tối thiểu 150.000 VNĐ khi trả chậm và bằng 5% số dư tối thiểu cần trả. Không có dư nợ đầu kỳ và trong 30 ngày của tháng 5 đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:
Ngày 8/6 thanh toán mua hàng tại Big C 3 triệu. Dư nợ 1 là 3 triệu.
Ngày 15/6 thanh toán tiền hóa đơn 2 triệu. Dư nợ 2 là 5 triệu
Ngày 20/7 trả ngân hàng 3 triệu. Dư nợ 3 (số nợ còn lại) là 2 triệu.
Khi này số tiền lãi bạn cânf thanh toán là:
Số dư nợ 1 từ ngày 8/5 đến 14/5: Tiền lãi = 3 triệu x 20%/365 x 7 ngày = 11.507 VNĐ.
Số dư nợ 2 từ ngày 15/5 đến 20/6: Tiền lãi = 5 triệu x 20%/365 x 36 ngày = 98.360 VNĐ.
Tính phí trả chậm: (5% x 5 triệu) x 5% phí trả chậm = 12.500 < 150.000 nên tính phí trả chậm là 150.000 VNĐ
Tổng lãi bạn cần chi trả là:
11.507 + 98.360 + 150.000 = 259.867 VNĐ
Thêm vào đó, số tiền 2 triệu vẫn bị tính tiếp lãi cho tới thời điểm bạn thanh toán trả ngân hàng.
Mẹo để tránh bị tính lãi suất thẻ tín dụng hiệu quả dựa trên nguyên tắc 45 ngày miễn lãi
Mẹo để tránh bị tính lãi suất thẻ tín dụng
Nguyên tắc miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng
Khi bạn mở thẻ thì các ngân hàng sẽ áp dụng thời gian miễn lãi là 45 ngày. Và trong khoảng thời gian này nếu bạn thanh toán đúng hạn thì sẽ không bị lãi. Do đó để sử dụng thẻ tín dụng an toàn mà không mất thêm các chi phí bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng.
Ví dụ
Mỗi ngân hàng sẽ có thời hạn miễn lãi không cố định. Do đó bạn có nhiều nhất là 55 ngày sẽ không bị mất phí tính lãi. Tuy vậy không phải giao dịch nào cũng được hưởng thời gian như vậy.
Ví dụ cụ thể như bạn đang có thẻ tín dụng của HSBC Bạch Kim với thời gian miễn lãi tối đa là 55 ngày.
Hôm nay ngày 28/6, kì sao kê trước rơi vào 28/5 thì ngày thanh toán khoảng vào 22/7. Bạn tiến hành mua hàng theo khung thời gian sau:
29/5: thanh toán 2.000.000 VND tại siêu thị Coop
14/6: thanh toán mua hàng online trên Lazada 3.000.000 VND
27/6: ăn uống trả 200.000 VND
Như vậy, thời hạn miễn lãi cho các giao dịch khác nhau trên thẻ của bạn được tính như sau:
Giao dịch tại siêu thị: 55 ngày (từ 29/5 – 22/7)
Giao dịch qua Lazada: 45 ngày (từ 14/6 – 22/7)
Giao dịch tại nhà hàng: 26 ngày (từ 27/6 – 22/7)
Nên dùng thẻ tín dụng như thế nào để tận dụng thời gian miễn lãi
Để tận dụng thời gian miễn phí của lãi suất thẻ tín dụng thì bạn nên giao dịch vào đầu chu kỳ thanh toán. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều thời gian nhất để điều chỉnh tài chính của mình. Ngoài ra bạn nên lưu ý thêm một số điểm sau:
Khi sắp đến ngày sao kê thì không mua sắm: Đây là thời điểm miễn phí lãi suất không còn nhiều. Do đó nếu bạn chi tiêu các khoản lớn thì rất dễ bị bị mất lãi.
Theo dõi các giao dịch và khả năng chi trả: Điều này sẽ giúp bạn cân đối được tài chính hiện có của mình. Nếu cảm thấy quá sức thì hãy hạn chế chi tiêu cho kỳ hạn tiếp theo.
Cài đặt thanh toán dư nợ tự động: Tính năng này giúp bạn nhớ được kì hạn thanh toán mà không bị tính lãi đáng tiếc.
Thanh toán hết dư nợ để được miễn lãi cho các kỳ kế tiếp: Bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi miễn phí trong các kỳ tiếp theo nếu trả hết dư nợ kỳ trước.
Lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng nào thấp nhất?
Ở mỗi ngân hàng thì mức lãi suất thẻ tín dụng cũng khác nhau, thông thường khoảng 20%/năm. Để biết cụ thể và chi tiết hơn bạn có thể tham khỏa bảng dưới đây:
Ngân hàngMức lãi suất/tháng (%)HSBC2.31% – 2.6%VIB2.075% – 2.58%Citibank2.15% – 2.5%ACB2.06% – 2.15%Sacombank1.6% – 2.15%Shinhan Bank2.16%Standard Chartered2.15%Eximbank1.9% – 2.0%OCB, PVcombank1.83%Nam Á Bank1.25% – 1.75%LienVietPostBank1.5% – 1.67%BIDV1.25% – 1.5%SHB, Vietinbank1.5%ACB1% (nếu thỏa mãn điều kiện sử dụng)
Từ bảng số liệu ở trên ta có thể thấy một số ngân hàng có lãi suất thẻ tín dụng thấp như: Ngân hàng ACB, BIDV, SHB, Vietinbank,.. với mức lãi suất dao động từ 1% – 1.5%/năm.
Kết luận
Trên đây là bài viết Topcard.vn giới thiệu thiệu đến các bạn lãi suất thẻ tín dụng là gì và cách để tính nó như thế nào. Mặc dù đây là loại thẻ mang đến cho người dùng rất nhiều tiện lợi trong chi tiêu nhưng bạn cũng nên lưu ý một số điểm để tránh mất tiền đáng tiếc. Chúc các bạn sẽ sử dụng chiếc thẻ tín dụng thật hiệu quả nhé.

Comentarios